Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalliGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Lấy dân làm gốc

Go down 
Tác giảThông điệp
hung
Thành viên Ưu Tú
Thành viên Ưu Tú



Tổng số bài gửi : 349
Registration date : 19/05/2007

Lấy dân làm gốc Empty
Bài gửiTiêu đề: Lấy dân làm gốc   Lấy dân làm gốc I_icon_minitimeWed Dec 30, 2009 11:06 am

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người luôn luôn được đặt lên hàng đầu, vì vậy nguyên tắc lấy dân làm gốc là một trong những nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời hoạt động của Người đều hướng vào mục tiêu cao cả là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột bất công, khỏi đọa đày và đau khổ, khỏi nghèo nàn và lạc hậu.

Lấy dân làm gốc Images270343_bacho2a
Bác Hồ với nông dân. Ảnh:T.L
Trước lúc vĩnh biệt chúng ta, Người đã căn dặn: “Đầu tiên là công việc đối với con người” (Di chúc). Đây là cơ sở phương pháp luận hết sức quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh, nó đã nhất quán trong toàn bộ hoạt động của Người từ lúc ra đi tìm đường cứu nước cho đến khi phải “từ biệt thế giới này”, Người chỉ “tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” (Di chúc) và đó cũng là triết lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ rõ: “Sống vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội, con người…”.
Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” và kế thừa hệ tư tưởng phương Đông: “Nước lấy dân làm gốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhìn ra sức mạnh của con người trong sự cố kết với cộng đồng dân tộc, giai cấp với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô địch, dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi. “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”.
Những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng từ sau ngày cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vai trò to lớn của nhân dân, đồng thời vạch ra 12 điều răn rất cụ thể để giáo dục bộ đội, cán bộ “khi tiếp xúc và chung sống với nhân dân”. Đảng ta tiếp thu tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định: Cần thắt chặt hơn nữa quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chính Đảng cũng từ nhân dân, là một bộ phận tiên tiến của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân thực sự là người chủ, trực tiếp tham gia công việc quản lý đất nước, quản lý xã hội trong giai đoạn mới của cách mạng.
“Dân làm gốc”, “Dân làm chủ”, trong tư tưởng và hành động phải nhất quán, gắn bó hữu cơ. Bước vào công cuộc đổi mới đất nước “người chủ” chưa thể làm chủ ngay trên tất cả các mặt hoạt động của xã hội, cần phải có người đại diện cho mình để làm chủ. Còn bản thân “người chủ” phải được học làm chủ, trên mọi mặt của đời sống xã hội. Đây là một quá trình lâu dài. Cho nên, để phát huy vai trò “Dân làm gốc”, “Dân làm chủ” trong điều kiện của đất nước ta, cần thật sự bảo đảm các quyền của “Người chủ”, chứ không phải chỉ trên các văn bản pháp lý, hoặc trên lời nói. Người đại diện cơ quan, đại diện cho sự làm chủ của nhân dân phải được tuyển chọn nghiêm ngặt, “có ý thức phục vụ dân”, “làm đầy tớ cho dân”, phải đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, tự mình “Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”…
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phê phán nghiêm khắc những hành vi xem thường nhân dân của một số cán bộ, đảng viên. Trong tác phẩm “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh” (Hồ Chí Minh toàn tập – tập 6 – trang 192-193), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Ai cũng biết bệnh quan liêu mệnh lệnh là nguy hiểm. nhưng trong công tác thực tế như trong việc tạm vay thóc chiêm vừa rồi, nhiều cán bộ ta còn mắc bệnh ấy. miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra?
Nguyên nhân bệnh ấy là:
Xa nhân dân, do đó không hiểu tâm lý, nguyện vọng của nhân dân.
Khinh nhân dân, cho là “dân ngu khu đen”, bảo sao làm vậy, không hiểu được lý luận chính trị, lý luận cao xa của mình.
Sợ nhân dân, khi có sai lầm, khuyết điểm thì sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa.
Không tin cậy nhân dân. Họ quên rằng không có lực lượng nhân dân, vì việc nhỏ mấy, dễ mấy, làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân, thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được.
Không hiểu biết nhân dân. Họ quên rằng nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc). Đối với nhân dân không thể lý luận suông, chính trị suông.
Không yêu thương nhân dân. Do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân. Thí dụ: Họ yêu cầu nhân dân đóng góp, nhưng không biết giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của, sức người của nhân dân.
Có nơi, bệnh quan liêu mệnh lệnh trầm trọng đến nỗi cán bộ lừa phỉnh, dọa nạt dân!
Bệnh quan liêu mệnh lệnh chỉ đưa đến một kết quả là: Hỏng việc. Vì vậy, chúng ta phải mau chữa bệnh nguy hiểm ấy. Cách chữa bệnh ấy, gồm có một nguyên tắc là: Theo đúng đường lối nhân dân và 6 điều sau đây:
- Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân.
- Việc gì cũng bàn với dân, giải thích cho dân hiểu rõ.
- Có khuyết điểm thì phải thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình.
- Sẵn sàng học hỏi nhân dân.
- Tự mình làm gương mẫu: Cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo.
Cán bộ Đảng và chính quyền ta đều sẵn lòng cần tiến bộ, sẵn chí phụng sự nhân dân. Mong rằng anh chị em đều cố gắng thi đua dùng đơn thuốc này (thuốc đắng dã tật), chữa hết bệnh quan liêu mệnh lệnh để trở thành người cán bộ, đảng viên tốt…”.
Sinh thời Bác Hồ thường nhắc nhở: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều do dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân…”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra bài học: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Do vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải: “Động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân…” (Di chúc). Bài học mà Người chỉ ra đến nay vẫn còn nóng hổi và mãi mãi định hướng cho chúng ta: Phải lấy dân làm gốc. Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được.
Về Đầu Trang Go down
 
Lấy dân làm gốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: .o0o.Học Tập.o0o. :: .::Góc Học Tập::.-
Chuyển đến