5. Trình bày nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.
5.1. Khái Niệm Chất
Định nghĩa: là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định bên trong vốn có của sv, hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sv, nói lên sv đó là gì, phản biệt nó với sv ht khác nhau. Phân tích: Chất của sv là cái khách quan, bên trong vốn có của sv, là cái để phân biệt nó với sự vật khác: H2O= 2H +1O, Lưu Bị, Trương Phi, Vân trường, Tào tháo - Mỗi sv được cấu thành vô vàn yếu tố, thuộc tính, vì thế chất của sv là sự tổng hợp của các yếu tố, thuộc tính cấu thành sv Mỗi yếu tố, mỗi thuộc tính có thể được coi là 1 chất của sv, vì thế sv có vô vàn chất. - Chất chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ với sv khác. - Chất không chỉ được tạo nên từ các yếu tố cấu thành sv mà còn được tạo thành từ cách sắp xếp của các yếu tố ấy (than chì, 1 kị binh . . . ) ví dụ về chất:1.2.3, H2O, H2, O2, NA. . CMVS, CMTS. . .
5.2. Khái niệm lượng
ĐN: là một phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sv, nó biểu thị số lượng các thuộc tính, tập hợp các bộ phận, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động biến đổi của sv Phân tích: Lượng là cái khách quan vốn có của sv Một sv có vô vàn thông số về lượng - Lượng nói lên kích thước ngắn, dài, quy mô to, nhỏ, tập hợp số ít, nhiều, trình độ cao, thấp, mức độ nặng, nhẹ, tốc độ nhanh chậm, màu sắc đậm, nhạt của sv. Các ví dụ: người sống 100 tuổi, VN 4000 năm lịch sử, ôtô 60 kmm/s. . .
5.3. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Mỗi sv là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt chất và lượng, chúng không tách rời nhau. Mọi sự biến đổi trong thế giới bao giờ cũng bắt nguồn từ sự thay đổi về lượng. Biến đổi về lượng diễn ra trong độ, theo cách tăng dần hoặc giảm dần. Độ là khoảng giới hạn mà ở đó vị trí biến đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất. Mọi cái đều có độ của: bao nhiêu tuổi, nặng bao nhiêu ký, cao bao nhiêu, một ôtô sức tải bao nhiêu, nặng bao nhiêu? Tốc độ bao nhiêu, tồn tại bao nhiêu năm... Sự biến đổi về lượng tới hết hạn độ của nó thì dẫn ra sự thay đổi về chất của sv: già néo -> đứt dây, con giun xéo lắm củng quằn, quá tải tkinh ->tkinh, ăn uống làm việc có độ, huy động sức dân quá mức à biểu tình. Điểm nút: thời điểm xảy ra bước nhảy gọi là điểm nút. Ở đó bất kỳ sự thay đổi về lượng nào cũng dẫn tới sự thay đổi về chất, chất cũ à chất mới, xảy ra sự đứt đoạn của sự tiến triển về lượng Đặc điểm quá trình lượng đổi: là diễn ra từ từ, dần dần, từ ít đến nhiều, thấp đến cao, hẹp đến rộng, thường khó phát hiện, khó dự báo kết quả cuối cùng. Ví dụ một đống ta lấy một hạt à hạt, nhặt tóc à hói (vợ già nhặt tóc xanh, vợ trẻ nhặt tóc trắng, miệng ăn núi lở, có công mài sắt có ngày nên kim, mưa dầm thấm lâu, không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền. . . ., cho hút à nghiện, ăn cắp quả trứng à con bò, trứng à gà à heo à bò. Sv mới ra đời lại quy định 1 lượng mới phù hợp với nó, là lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến điểm nút lại xây ra bước nhảy mới. Cứ như vậy. . . tạo ra đường nút vô tận lên cho sv mới luôn ra đời thay thế sv cũ. Lưu ý: Có những biến đổi về lượng dẫn ngay đến sự thay đổi về chất: nguyên tử mất e thì biến thành ion, các chất phóng xạ bắn ra các hạt anpha, bêta đều tạo ra thành chất mới. - Có những biến đổi về lượng chưa dẫn ngay đến những biến đổi về chất.
5.4. Chiều ngược lại của quy luật
Chất mới ra đời lại quy định một lượng mới phù hợp với nó để có sự thống nhất giữa lượng và chất mới. Lượng mới lại thay đổi với quy mô và nhịp điệu mới.
Ý nghĩa phương pháp luận
1. Mọi sự thay đổi đều từ sự thay đổi về lượng, do đó muốn thay đổi về chất thì cần có bước đi, cách làm thích hợp tích lũy tuần tự về lượng, chống tư tưởng nôn nóng, tả khuynh đốt cháy giai đoạn, muốn nhảy vọt ngay về chất mà không chú trọng tích lũy về lượng (năng nhặt chật bị, nước chảy đá mòn, kiến tha lâu . . .) Bác Hồ lập TNCM đồng chí hội, đảng cộng sản à mặt trận việt Minh à việt nam tuyên truyền giải phóng quân à quân đội nhân dân việt nam
2. cần khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trì tuệ ngại khó ngại khổ, không phải thực hiện bước nhảy khi lượng đã được tích lũy đầy đủ
3. phải có thái độ khách quan khoa học trong thực hiện bước nhảy - Quy luật tự nhiên tự thực hiện - Quy luật xã hội chỉ được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức và con người, vì thế bước nhảy trong xã hội còn thuộc vào nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan còn phải xác định đúng quy mô, nhịp độ bước nhảy, chống chủ quan duy ý chí.