Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất.
Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý thức. Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức. Không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật chất trong đó bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, cơ quan phản ánh thế giới xung quanh, sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người, tạo thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Lao động trong hoạt động thực tiễn, hoạt động sản xuất của cải vật chất và ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết), cùng với nguồn gốc tự nhiên quyết định sự hình thành tồn tại và phát triển của ý thức. Ngoài ra, ý thức chỉ có thể trở thành sức mạnh vật chất, sức mạnh cải tạo hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn, bằng việc khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện phương tiện vật chất cần thiết cho hành động.
Ý thức do vật chất sinh ra và quy định nhưng nó lại có tính độc lập tương đối nhưng nó lại có tính độc lập tương đối, sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động, là quá trình con người không ngừng tìm kiếm tích lũy những hiểu biết mới ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về mặt bản chất, quy luật vận động và phát triển sự vật . Vì vậy, sau khi đã hình thành, ý thức có vai trò định hướng cho con người trong việc xác định mục tiêu, phương hướng tìm ra biện pháp lựa chọn các phương án, hành động tối ưu nhất và sử dụng các điều kiện vật chất cần thiết để làm biến đổi chúng đạt đến mục tiêu đã đặt ra. Mặt khác sự tác động của ý thức đến vật chất có thể theo hai khuynh hướng : Một là ý thức sẽ thúc đẩy cùng chiều đối với sự phát triển của sự vật nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực, khách quan nếu con người nhận thức đúng quy luật khách quan, có ý chí động cơ hành động đúng và thông qua cơ chế tổ chức hoạt động phù hợp trong thực tiễn. Hai là ý thức kìm hảm, cản trở, thậm chí phá hoại sự phát triển bình thường của sự vật nếu ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan, ý thức lạc hậu, phản khoa học, phản động, nếu con người không có ý chí, không nhiệt tình, động cơ sai …Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất.
Từ quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức một nguyên tắc được rút ra, đó là nguyên tắc, khách quan. Nguyên tắc khách quan trước nhất thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, nó đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, “phải lấy thực thể khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình”. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc khách quan không có nghĩa là quan điểm khách quan xem nhẹ, tính năng động, sáng tạo của ý thức mà nó còn đòi hỏi phát phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, của nhân tố chủ quan. Bởi vì quá trình đạt tới tính khách quan đòi hỏi chủ thể phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tìm ra những biện pháp, những con đường để từng bước thâm nhập sâu vào bản chất của sự vật, trên cơ sở đó con người thực hiện sự biến đổi từ cái “vật tự nó” (tức thực tại khách quan) thành cái phục vụ cho nhu cầu của con người đồng thời sử dụng hiệu quả các điều kiện, sức mạnh vật chất khách quan, sức mạnh của quy luật … để phục vụ cho các mục tiêu, mục đích khác nhau của con người.