Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhPortalliGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Cao Lanh

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Quản Trị
Quản Trị
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Registration date : 18/05/2007

Cao Lanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Cao Lanh   Cao Lanh I_icon_minitimeMon Oct 12, 2009 11:33 am

Khái quát về cao lanh:
Cao lanh ( kaolin) là một khoáng sản phi kim được hình thành do quá trình phong hóa của phenpat chủ yếu là octodaz và anbit. Quá trình phong hóa trên được gọi là quá trình kaolin hóa.
Thành phần hóa học Cao lanh (Kaolin):
- Công thức hóa học: Al2O3.2SiO2.2H2O
- Thành phần lý thuyết: Al2O3: 39,48%; SiO2: 46,6%; H2O: 13,92%
- Tỷ trọng: 2,57 - 2,61
- Độ cứng: 1 - 2,5

Ứng dụng của cao lanh (kaolin): Được sử dụng trong các lĩnh vực sau:
- Công nghiệp dược, mỹ phẩm
- Công nghiệp giấy
- Sản xuất gạch ceramic
- Công nghiệp gốm sứ, vật liệu chịu lửa
- Công nghiệp luyện kim
- Chất tẩy trắng dầu mỡ
- Sứ cách điện
- Tổng hợp Zeolit
- v.v...

Trữ cao lanh (kaolin) ở Việt Nam dự báo khoảng 15 triệu tấn, hàm lượng Al2O3 trong cao lanh (kaolin) khoảng từ 29-38%. Quặng cao lanh (kaolin) tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Đồng Nai.

Cao lanh (Kaolin) Lâm Đồng: được hình thành do quá trình phong hóa của natri - canxi phenpat, trong đó phenpat kiềm chiếm ưu thế (albite)... Thường phân bố dài khoảng 5 đến 10km, với bề dày khoảng 5 đến 10m. Cao lanh (Kaolin) Đà Lạt tập trung ở Prenn, Trại Mát và Bảo Lộc






<>

Thành phần hóa cao lanh ( kaolin ):

Kết quả phân tích (%)
Thành phầnNK03NK06LA03SN01SN03TN03
SiO2
Al2O3
TiO2
Fe2O3
SO3
MKN
Khác
<>


Nhận mẫu cao lanh ( kaolin ):

<>
Các sản phẩm cao lanh ( kaolin ) YLECO:


  • Cao lanh nguyên khai NK03


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Khai thác từ mỏ không qua chế biến.

- Màu sắc: Trắng pha vàng, đỏ.

- Cỡ hạt: Thô lẫn nhiều cát.

- Độ ẩm: 30%.

- Ứng dụng: Gốm sứ.

  • Cao lanh nguyên khai NK06


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Khai thác từ mỏ không qua chế biến.

- Màu sắc: Trắng.

- Cỡ hạt: Mịn, rất ít tạp chất.

- Độ ẩm: 20%.

- Ứng dụng: Giấy, gạch, gốm sứ, phân bón.

  • Cao lanh nguyên khai NK06K (Tương tự NK06 nhưng độ ẩm thấp hơn)


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Khai thác từ mỏ không qua chế biến.

- Màu sắc: Trắng.

- Cỡ hạt: Mịn, rất ít tạp chất.

- Độ ẩm: 7%.

- Ứng dụng: Giấy, gạch, gốm sứ, phân bón.

  • Cao lanh lọc LA03


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Sử dụng NK03, lọc, ép.

- Màu sắc: Vàng nhạt.

- Cỡ hạt: Mịn.

- Độ ẩm: 35%.

- Ứng dụng: Gạch, gốm sứ, phân bón

  • Cao lanh lọc LK03 (Tương tự LA03 nhưng độ ẩm thấp hơn)


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Sử dụng NK03, lọc, ép, phơi hoặc sấy.

- Màu sắc: Trắng 60%.

- Cỡ hạt: Mịn.

- Độ ẩm: 8%.

- Ứng dụng: Gạch, gốm sứ, phân bón.

  • Cao lanh nghiền sấySN01


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Khai thác từ mỏ, sấy, nghiền mịn.

- Màu sắc: Đỏ nhạt.

- Cỡ hạt: Qua lưới 40 mesh ≥ 90%

- Độ ẩm: 5%.

- Ứng dụng: Phân bón.

  • Cao lanh nghiền sấy SN01M (Tương tự SN01 nhưng nghiền mịn hơn)


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Khai thác từ mỏ, sấy, nghiền mịn.

- Màu sắc: Đỏ nhạt.

- Cỡ hạt: Qua lưới 325 mesh ≥ 85%.

- Độ ẩm: 5%.

- Ứng dụng: Phân bón.

  • Cao lanh nghiền sấy SN03


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Sử dụng LA03 sấy, nghiền mịn.

- Màu sắc: Trắng 60%.

- Cỡ hạt: Qua lưới 40 mesh ≥ 90%.

- Độ ẩm: 5%.

- Ứng dụng: Gạch, gốm sứ, phân bón, cao su.

  • Cao lanh nghiền sấy SN03M (Tương tự SN03 nhưng nghiền mịn hơn)


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Sử dụng LA03 sấy, nghiền mịn.

- Màu sắc: Trắng 60%.

- Cỡ hạt: Qua lưới 325 mesh ≥ 85%.

- Độ ẩm: 5%.

- Ứng dụng: Gạch, gốm sứ, phân bón, cao su.

  • Cao lanh nghiền sấy TN03


- Nguồn gốc: Từ các mỏ ở xã Lộc Châu, TX. Bảo Lộc, Lâm Đồng.

- Khai thác & chế biến: Sử dụng NK03 sấy, nghiền mịn.

- Màu sắc: Trắng 65%.

- Cỡ hạt: Qua lưới 40 mesh ≥ 90%.

- Độ ẩm: 5%.

- Ứng dụng: Gạch, gốm sứ.

Ghi chú:

- Lưới 40 mesh tương đương kích thước hạt 425mm.- Lưới 325 mesh tương đương kích thước hạt 45mm.
Về Đầu Trang Go down
https://chucuoi.forumvi.com
Admin
Quản Trị
Quản Trị
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Registration date : 18/05/2007

Cao Lanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cao Lanh   Cao Lanh I_icon_minitimeMon Oct 12, 2009 11:41 am

Cao lanh hay đất cao lanh, kaolin là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh v.v. Trong công nghiệp, cao lanh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như sản xuất đồ gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng v.v.
Về Đầu Trang Go down
https://chucuoi.forumvi.com
Admin
Quản Trị
Quản Trị
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Registration date : 18/05/2007

Cao Lanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cao Lanh   Cao Lanh I_icon_minitimeMon Oct 12, 2009 11:42 am

Cao lanh có nguồn gốc tên gọi từ Cao Lĩnh thổ (高岭土, tức đất Cao Lĩnh, là đất sét trắng tại Cao Lĩnh), một khu vực đồi tại Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc. Các mỏ đất sét trắng tại đây được khai thác để làm nguồn nguyên liệu sản xuất đồ sứ Trung Quốc. Tên gọi kaolin được các giáo sĩ dòng Tên người Pháp du nhập vào châu Âu trong thế kỷ 18 và khi được phiên âm ngược trở lại tiếng Việt thì nó đã trở thành cao lanh.



Có nhiều kiểu phân loại cao lanh khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc phát sinh, mục đích sử dụng, độ chịu lửa, độ dẻo, độ xâm tán, hàm lượng các ôxít nhuộm màu v.v

Theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia cao lanh thành hai dạng là phát sinh từ các nguồn sơ cấp và phát sinh từ các nguồn thứ cấp. Cao lanh sơ cấp sinh ra từ quá trình phong hóa hóa học hay thủy nhiệt của các loại đá có chứa fenspat như rhyolit, granit, gơnai. Cao lanh thứ cấp được tạo ra từ sự chuyển dời của cao lanh sơ cấp từ nơi nó sinh ra vì xói mòn và được vận chuyển cùng các vật liệu khác tới vị trí tái trầm lắng. Một số kaolinit cũng được sinh ra tại nơi tái trầm lắng do biến đổi thủy nhiệt hay phong hóa hóa học đối với acco (arkose), một dạng đá trầm tích mảnh vụn với hàm lượng fenspat trên 25 %.

Theo nhiệt độ chịu lửa, cao lanh được phân thành loại chịu lửa rất cao (trên 1.750°C), cao (trên 1.730°C), vừa (trên 1.650°C) và thấp (trên 1.580°C).

Theo thành phần Al2O3+ SiO2 ở trạng thái đã nung nóng, cao lanh được phân thành loại siêu bazơ, bazơ cao, bazơ hoặc axít.
Về Đầu Trang Go down
https://chucuoi.forumvi.com
Sponsored content





Cao Lanh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cao Lanh   Cao Lanh I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Cao Lanh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: .o0o.Học Tập.o0o. :: .::Góc Học Tập::.-
Chuyển đến