Chúng ta đang kêu ca về tình trạng yếu kém của nền giáo dục nhưng chúng tôi chưa thấy nêu các nguyên nhân thật sự. Nếu như việc tuyển dụng, đề bạt chỉ dựa trên bằng cấp và "bằng lòng", không cần quan tâm đến năng lực thực tế của người làm việc thì tất yếu sẽ dẫn đến bằng giả, học giả bằng thật.
Người gửi: Đặng Trần Hiệp
Gửi tới: Ban Xã hội
Tiêu đề: Nên phân tích đúng bản chất
Vừa qua, trong cuộc đối thoại về giáo dục, bà Tôn Nữ Thị Ninh có nói nếu bà phỏng vấn người xin vào ngành ngoại giao thì bà biết được ngay người có bằng giả hay bằng thật. Nhưng thật ra người tuyển dụng, người có trách nhiệm đề bạt không phải không biết trình độ khả năng làm việc của người được tuyển dụng đề bạt, nhưng người ta cứ làm. Vì vậy cách chấn chỉnh trước hết phải là chấn chỉnh cách tuyển dụng, đề bạt. Nhu cầu của xã hội thế nào sẽ tạo ra con người thế đó.
Nếu như khi đi thi người ta chỉ chọn ai làm thơ Đường luật đúng niêm luật là đỗ và làm quan thì sẽ thấy một loạt nhà thơ đường luật ra đời. Chúng ta thường kêu thừa thầy thiếu thợ. Nhưng thực ra chúng ta thừa người làm thuê, thiếu ông chủ. Chúng ta thường sung sướng khi xuất khẩu lao động là làm giàu, nhưng chúng tôi lại thấy rất buồn. Nếu như chúng ta làm cho người Việt Nam tại đất Việt Nam mà giàu ít nhất cũng được như thế thì hay biết bao. Mà nhất là lại có người nước ngoài đến Việt Nam để làm thuê cho chúng ta.
Vì nền giáo dục của chúng ta chỉ dạy con em chúng ta làm thuê chứ chưa dạy làm ông chủ. Báo chí của chúng ta kêu ca về nhiều sách tham khảo, nhưng chúng tôi lại thấy tốt. Cái chính là giáo viên của chúng ta chưa có trình độ hướng dẫn cho học sinh đọc sách nào là tốt.